NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đang là vấn đề hết sức được quan tâm. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề an toàn lao động, Bộ Xây Dựng đã có những quy định quản lý an toàn lao động hết sức chặt chẽ
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ NHÀ THẦU ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN LAO ĐỘNG
Bộ Xây Dựng đã ban hành Thông tư số 04/2017/TT-BXD (“Thông tư 04”) quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình để thay thế Thông tư số 22/2010/TT-BXD (“Thông tư 22”).
Thông tư 04 đã sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Nhà thầu đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, cụ thể:
- Trước khi khởi công xây dựng công trình, phải tổ chức lập, trình Chủ đầu tư chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động. Kế hoạch này được xem xét định kỳ hoặc đột xuất để điều chỉnh phù hợp với thực tế thi công trên công trường;
- Tổ chức bộ phận quản lý an toàn lao động theo quy định và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động đối với phần việc do mình thực hiện;
- Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình đối với các phần việc do nhà thầu phụ thực hiện;
- Nhà thầu phụ có trách nhiệm thực hiện các quy định về an toàn lao động đối với các phần việc do mình thực hiện;
- Tổ chức lập biện pháp thi công chi tiết riêng cho những công việc đặc thù, có nguy cơ mất an toàn lao động cao, được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng công trình;
- Dừng thi công xây dựng khi phát hiện nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động và có biện pháp khắc phục để đảm bảo an toàn trước khi tiếp tục thi công;
- Khắc phục hậu quả tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo chủ đầu tư về kết quả thực hiện công tác quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình theo quy định của hợp đồng xây dựng;
- Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
* Đồng thời, Thông tư 04 cũng sửa đổi, bổ sung trách nhiệm của Chủ đầu tư đối với vấn đề bảo đảm an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, cụ thể:
- Chấp thuận kế hoạch tổng hợp về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình do Nhà thầu lập; tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của Nhà thầu;
- Phân công và thông báo nhiệm vụ, quyền hạn của người quản lý an toàn lao động theo quy định tới các Nhà thầu thi công xây dựng công trình;
- Tổ chức phối hợp giữa các Nhà thầu để thực hiện quản lý an toàn lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Đình chỉ thi công khi phát hiện Nhà thầu vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra, hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động.
- Yêu cầu Nhà thầu khắc phục để đảm bảo an toàn lao động trước khi cho phép tiếp tục thi công,
- Chỉ đạo, phối hợp với Nhà thầu thi công xây dựng xử lý, khắc phục hậu quả khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động; khai báo sự cố gây mất an toàn lao động;
- Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, điều tra sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định; tổ chức lập hồ sơ xử lý sự cố về máy, thiết bị, vật tư theo quy định;
- Giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn xây dựng, xử lý các vấn đề liên quan giữa Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình với các Nhà thầu khác và với chính quyền địa phương trong quá trình thi công xây dựng công trình trong trường hợp Chủ đầu tư thuê Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng và việc tuân thủ các quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình của tổng thầu nếu Chủ đầu tư giao cho tổng thầu thực hiện một hoặc một số trách nhiệm về đảm bảo an toàn lao động của mình thông qua hợp đồng xây dựng.
CÔNG TY CP XÂY DỰNG GM TRIỂN KHAI CÔNG TÁC AN TOÀN LAO ĐỘNG
Nhận thức rõ tầm quan trọng của an toàn lao động trong xây dựng, thực hiện chủ trương của Bộ Xây Dựng, Công ty Cổ phần Xây dựng GM luôn quán triệt quan điểm: "Phát triển sản xuất kinh doanh phải đi đôi với việc đảm bảo an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ" trên công trường.
Thực thi giám sát an toàn lao động tại nơi triển khai dự án là rất quan trọng.Để đảm bảo ATLĐ - VSLĐ - PCCN trong những năm qua, Công ty đã có nhiều hoạt động thiết thực, đạt hiệu quả cao;
+ Thành lập Ban an toàn lao động (theo quyết định số 04-17/QĐ-GM ngày 14/02/2017) với 10 đồng chí (bao gồm: có 01 Trưởng ban, 02 phó ban và 3 ủy viên) có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Ban
+ Ban hành Quy định An toàn vệ sinh lao động
+ Lập kế hoạch Bảo hộ lao động hàng năm
+ Ký hợp đồng tổ chức lớp huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, chỉ huy trưởng các công trường và tất cả độ ngũ cán bộ kỹ thuật trong Công ty. Những buổi tổ chức huấn luyện được diễn ra định kỳ về kỹ năng an toàn lao động cho toàn thể cán bộ, công nhân viên. Trang bị toàn bộ kiến thức về an toàn, trang thiết bị bảo hộ lao động cần thiết nhằm nâng cao sự an toàn, giảm thiểu rủi ro và tăng cường kiểm soát thiệt hại tại mỗi công trường.
Ngoài ra tại các công trường thường xuyên tổ chức huấn luyện an toàn lao động đầu vào cho người lao động, có đầy đủ sổ theo dõi huấn luyện, bài kiểm tra sát hạch ... Ban An toàn lao động Công ty thường xuyên kiểm tra và huấn luyện hướng dẫn biện pháp an toàn lao động thích hợp với từng thành phần công việc, đối với lực lượng quản lý, kỹ thuật.
+ Hàng ngày, cán bộ an toàn chuyên trách tại các công trường phổ biến an toàn đầu giờ sáng cho công nhân trước khi vào thi công.
+ Hàng năm Công ty có sơ kết, tổng kết công tác AT,VSLĐ từ đó đánh giá được thi đua của các công trường và rút kinh nghiệm cho công tác hoạt động ATLĐ của những năm sau. Cán bộ an toàn Công ty thường xuyên kiểm tra công tác thực hiện vệ sinh an toàn lao động tại các công trường và có lập biên bản làm việc để nhắc nhở công tác thực hiện đảm bảo không để xảy ra tai nạn nào trong thời gian vừa qua
+ Thành lập Ban chỉ huy phòng chống cháy nổ theo quyết định số 04-17/QĐGM ngày 15/01/2017 với thành phần gồm 1 trưởng ban, 1 phó ban và 09 ủy viên; tại các công trường công tác PCCC được đặc biệt quan tâm, mỗi công trình đều thành lập đội xung kích phòng cháy chữa cháy, đáp ứng kịp thời nếu có hỏa hoạn xảy ra. Trụ sở Công ty đã có phương án chữa cháy được Phòng cảnh sát PCCC phê duyệt, đã thành lập đội PCCC bồi dưỡng huấn luyện nghiệp vụ và được Phòng cảnh sát PCCC cấp chứng chỉ cho 34 đồng chí vào tháng 12/2017.
- Trên các công trình xây dựng công nhân lao động thời vụ trước khi tuyển dụng phải có đủ hồ sơ lý lịch hợp pháp, đều được khám sức khỏe, được huấn luyện ATLĐ, chỉ khi đạt các tiêu chuẩn mới được ký hợp đồng làm việc. Tại ban An toàn lao động đều có các hồ sơ, sổ sách về công tác AT-VSLĐ
An toàn và phòng tránh tai nạn lao động cũng như việc bảo vệ môi trường khi thi công công trình là trách nhiệm của mọi người. Mỗi nhân viên- công nhân phải tuân thủ các quy định của Công ty và thực hiện các công việc của mình theo đúng quy định để đảm bảo tiêu an toàn lao động và chất lượng công trình.
THÔNG TIN LIÊN LẠC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG GM
- Địa chỉ : Số 58 (Km1+400), Đường Phạm Văn Đồng, Phường Anh Dũng, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng
- Điện thoại : 0225.3581185 Fax: 0225.3581185
- Email : gmcc@gmhaiphong.com
- Website : www.gmhaiphong.com